Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012




QUAN NIỆM CHỮ HIẾU CỦA NGƯỜI Á ĐÔNG

Nếu ở phương Tây có ngày “Mother’s Day” là ngày của mẹ được tổ chức vào ngày Chủ nhật tuần thứ 2 trong tháng 5 hay ngày “Father’s Day” là ngày của cha được tổ chứ vào ngày Chủ nhật tuần thứ 3 tháng 6 Tây lịch hàng năm. Các ngày này bậc cha mẹ sẻ được nhận hòa quà của con ở xa hoặc gần hoặc là ở viện dưỡng lão.

Còn ở Phương Đông thì có ngày Vu Lan. Những ngày này người ta tặng cho nhau những đóa hoa hồng,hoa hồng biểu trưng cho đỉnh cao của cái đẹp,là tình yêu thương sâu sắc. có thể nói ngày này là ngày kỷ niệm cho sự giáo dục của người con phật. chữ hiếu đóng một vai trò rất lớn trong mỗi người chúng ta.

1.     Tiểu hiếu: khi cha mẹ còn sống chúng ta phải lo đủ bốn phương diện: ăn,mặc,ở và bịnh. Người con luôn cung kinh vâng lời cha mẹ không được trái nghịch.

Phải quạt nồng ấp lạnh,phải thuốc thang đầy đủ khi đau yếu,phải cung phụng món ăn vừa ý tâm hoan hỷ không oán trách. Phải làm vừa ý cha mẹ. tuy nhiên vì không hiểu đạo lý mà vì cha mẹ phải tạo nghiệp ác. Là bởi vì ta chỉ lo vật chất cho cha mẹ chứ chưa báo đáp được tinh thần. muốn báo đáp cha mẹ về tinh thần thì ta phải làm thêm công hạnh của trung hiếu.

2.     Trung hiếu:Làm tròn công hạnh tiểu hiếu như trên chưa đủ. Muốn cha mẹ bình an,thân tâm nhẹ nhàng thì con cái phải hướng cha mẹ đến cuộc sống thánh thiện,chơn chánh. Không làm điều ác tổn hại đến mình và xã hội. tạo nhiều phước báu để tránh tội lỗi,khuyên cha mẹ biết gieo duyên thiện,giúp đỡ mọi người,quy y tam bảo sống đạo đức giữ gìn điều răn của tổ tiên để xây dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc.

Người con có công hạnh trung hiếu thì phải nhìn cho được lẽ sống có nhân quả thiện ác mà giúp cho cha mẹ hướng thiện cải tà quy chánh được như vầy cha mẹ mới vui trong hiện tại và vị lai.

3.     Đại hiếu:Nói đến đại hiếu là chí nguyện thiêng liêng độ tận chúng sanh của người con trong cuộc đời này ý chỉ cho người xuất gia. Vô thỉ kiếp không chỉ đời này ta mới có mẹ cha mà trong vô lượng kiếp ta cũng đã thọ ân cha mẹ rồi.”sữa chúng ta uống của mẹ đức Phật dạy rằng nhiều hơn nước của đại dương” người con hiếu đạo là lo cho cha mẹ lúc tại thế cũng như lúc qua đời phải cầu nguyện làm phước.

Xuất gia là cầu đạo là quyết đem lọi ích cho nhiều người chứ không phải là cắt ái từ sở thân không mà tình cảm của mình phải đặt lên bình diện rộng lớn đại đồng. trong kinh THI CA LA VIỆT có dạy sáu bổn phận của người con đối với cha mẹ như sau:

a)     Cung kính và vâng lời cha mẹ

b)    Phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu

c)     Giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình

d)    Bảo quản tài sản do cha mẹ để lại

e)     Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời

f)      Hướng dẫn hương linh cha mẹ theo con đường giải thoát.

         Một người con xuất gia tu học tinh tấn,thực hiện tròn công hạnh của phật thì không những cha mẹ đời này siêu thoát mà cửu huyền thất tổ bảy đời cũng được cứu rỗi. tinh thần ngày Vu Lan là cầu nguyện cho hai đấng sinh thành được bình an khi còn sống và siêu sinh khi qua đời.và chỉ có đại hiếu mới trọn nghĩa với mẹ cha.

Trong kinh phạm võng Bồ Tát có dạy:” Tất cả những người nam là cha ta tất cả những người nữ là mẹ ta,từ nhiều đời nhiều kiếp cũng từ đó mà sanh ra,vậy chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ” chúng ta phát bồ đề tâm mới cứu được ân đức sinh tử. công phu tích cực đạt đạo mới gọi là Đại hiếu.



 


Tương Ưng Bộ II


KHỔ ĐAU NHIỀU HƠN HẠNH PHÚC

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi,gọi các Tỳ kheo:

Các ông nghĩ thế nào,này các Tỳ kheo,cái gì là nhiều hơn? Nước mắt tuôn chảy do các ông than khóc lúc phải hội ngộ với những gì không ưa,phải chia ly với những gì mình thích,khi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài hay nước trong bốn biển?

Bạch Thế Tôn,theo như lời Thế Tôn dạy,chúng con hiểu rằng,nhiều hơn là nước mắt tuôn chảy do chúng con than khóc lúc phải hội ngộ với những gì không ưa,phải chia ly với những gì mình thích,khi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài chớ không phải nước trong bốn biển.

Lành thay,này các Tỳ kheo,các ông đã hiểu pháp mà ta đã dạy.

(ĐTKVN,Tương Ưng Bộ II,chương 4,phẩm I, Phần Nước mắt)

-         Có bi quan lắm không khi nhìn cuộc sống này đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Không! Thẳng thắng mà nói cuộc đời này sự thật là như vậy là bởi vì hạnh phúc khó tìm mà lại dể mất còn khổ đau chúng ta cố né tránh mà nó cứ tới hoài. Chúng ta cảm thấy sự vừa ý ít hơn sự bất như ý đến với chúng ta,dù chúng ta ở địa vị nào đi chăng nữa. chúng luôn thương trực và xuất hiện thể như thử thách và trêu ngươi chúng ta vậy.

Ø Đời người tựa như những chuyến xe,ngược xuôi bất tận giữa dòng đời mưu sinh đầy biến động với vô vàn chia ly và hội ngộ,khổ đau và hạnh phúc!

ü Đời có hai chuyến xe nghịch lộ

Người ta diễm phúc được xe hoa

Tôi xe tang nhịp bánh buổi chiều tà

Rồi chết lặng bên mồ không nhang khói

ü Đời là đường sắt dài vô tận

Ta một  thế nhân một chuyến tàu

Hết đến ga này ga khác đến

Thì tàu đâu trụ ở ga nao

Tàu nhả khói mờ tàu chuyển bánh

Ga buồn ủ rũ đứng trong sương

Nhưng nào ngăn được nào giam được

Cái kiếp con tàu kiếp bốn phương.( Giác Huệ)

Điều không đáng thì hội ngộ điều mong ước lại chia ly! Đó là đau khổ.

Ø Tuy nhiên,thỉnh thoảng trong cuộc sống ta cũng có những phút giây hạnh phúc có điều phần đông ta không biết tận hưởng hp ấy vì mình đánh mất hiện tại,không biết tri túc.” Biết đủ là người rất giầu” là người hạnh phúc.

Ø Câu chuyện cây thông ở nước ngoài. “ hạnh phúc là cái đích cuối cùng mà con người mong muốn”…

Ø Hạnh phúc chợt ẩn chợt hiện,ở đâu đó trước mặt nhưng không nắm bắt được. đời người chỉ giẫm lên khổ đau mà tìm bóng dáng của hạnh phúc. Câu chuyện con heo con hỏi con heo mẹ hạnh phúc là gì? Mẹ nói là ở sau đuôi. Heo con chụp đuôi hoài không được. mẹ nói đứng lại là con sẻ thấy….

Thực ra hp đang hiện hữu và ngập tràn quanh ta,vì hạnh phúc rất đỗi bình thường sau lung mỗi chúng ta. “ tri túc”… nhưng tại con người quay lung với hp chân thật rất đỗi bình dị trong cuộc sống nên phải chạy ngược chạy xuôi rồi khổ đau. Dừng lại tất cả như heo con không tìm cái đuôi thì ta sẻ thấy hp…

Ø Người phật tử nên bình tâm quan sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời này. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ tự tại trước đổi thay của cuộc đời..

Ø Mặt khác,nhận thức đúng về sự thật của thân,tâm và thế giới là vô thường. chúng ta sẻ dể dàng cảm thông,hoan hỷ chấp nhận hoàn cảnh thuận nghịch của cuộc đời. phải biết an trú trong hiện tại,quý những gì mình đang có.

Ø Hạnh phúc sẻ luôn có mặt khi nội tâm an tỉnh,chánh niệm tỉnh giác thường trực ngay bây giờ và tại đây…