
Hàng
năm, cứ mỗi độ trăng tròn tháng 4 âm lịch, hàng triệu người con phật từ khắp
nơi trên thế giới hân hoan chào đón ngày đại lễ phật đản,kỷ niệm một sự kiên hy
hữu của loài người. Đức phật thị hiện giữa cuộc đời. Người con phật ở khắp năm
châu đều vượt qua những ngăn cách về địa lý,ngôn ngữ,cùng hòa nhịp con tim
thành kính cung nghinh Bồ tát Hộ Minh từ cõi trời Đâu Suất giáng trần.
Ngày mà hơn 2556 năm về
trước, “một chúng sanh duy nhất, một con người phi thường, xuất hiện trong thế
gian nầy,vì lợi ích cho số đông,vì hạnh phúc của số đông,vì lòng bi mãn,vì sự
tốt đẹp,vì lợi ích và hạnh phúc của chư thiên và loài người.”
-Cờ Phật Giáo có 5 màu, và khi
xưa người ta làm cờ với quan điểm là 5 màu thể hiện cho 5 châu nhưng về sau địa
cầu có tất cả 6 đại châu mà Phật Giáo đều đến và làm cho tất cả xứ sở an ổn,
hòa bình. Trong lịch sử truyền bá của Phật Giáo, đạo Phật đi tất cả các
nơi trên thế giới để chia xẻ niềm đau thương của chúng sanh mà chưa bao giờ đổ
máu bởi những cuộc chiến tranh trong vai trò truyền giáo.
-Trong
pháp hội chúng ta nói riêng và trong xã hội nói chung,có rất nhiều người sinh
trung vào ngày rằm tháng tư nhưng không được tôn vinh tương nhớ là vì chúng
sinh không làm được như ngài: để lại kho tàng giáo lý khổng lồ có công năng
chia xẻ nổi khổ và niềm đau cho nhân loại cho số đông cho chư thiên và loài
người còn chúng ta không làm được như thế cho nên chúng ta không được tôn vinh
và nhắc nhở như ngài…
-Trong Kinh Pháp Cú, Phật nói rằng:Có 4 cái
hạnh phúc chân thật, đó là:
Hạnh
phúc thay chư Phật giáng sinh Có ba từ chỉ sự ra đời của đức phật
Đản
sinh:
Đản có nghĩa là vui vẻ, hân hoan, lợi ích cho nên ngày đức Phật sinh ra đời là
ngày làm cho người hân hoan, vui vẻ. Đó là nguyên nhân mà mỗi mùa Phật
Đản những người con Phật chào mừng ngày đức Từ Phụ ra đời với tinh thần thương
yêu, hòa ái.
Bởi vì nơi nào
mà có chư Phật giáng sinh thì nơi đó sẽ mang lại nguồn lợi ích, an lạc, hạnh
phúc cho chư thiên và loài người.Chữ
Giáng sinh mang cái ý nghĩa
cao thượng tức là một bậc tu hành nhiều kiếp thị hiện xuống trần gian làm một
chúng sanh như chúng ta để chia xẻ nỗi cơ cực, thống khổ triền miên của kiếp
con người và trở thành bậc giác ngộ.
Còn chúng ta thì gọi là được sinh ra trong đời này do cái nghiệp lực bởi ái
dục, bởi thương yêu cho nên chúng ta chịu nhiều khổ đau cả ý niệm lẫn tâm thức.Trong cái hình ảnh sơ sinh của Phật thì chúng ta thấy rằng Phật
cũng như bao nhiêu đứa trẻ khác cũng sinh ra, lớn lên và già chết. Nhưng cái quan trọng
của Phật mang vào cuộc đời là giáo lý và những tư duy làm cho cuộc đời trở nên
thánh thiện. Cho nên khi chúng ta
mừng ngày đản sinh của đức Phật là chúng ta tưởng nhớ đến công đức của một
người đã đi vào cuộc đời này và mặc dù người ấy đã đi qua cuộc đời này 2556
năm, nhưng những gì người đó để lại cho đời quá rực rỡ, quá tốt đẹp để con
người ngưỡng vọng, tưởng niệm, tôn kính và trở thành một bậc vĩ nhân của nhân
loại.
Chữ Thị hiện hay Thị
hiện (nghĩa là hiện ra bằng xương bằng thịt cho con mắt trần chúng ta
nhìn thấy được.
Hạnh phúc thay
chánh pháp cao minh tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau
trong cuộc đời này để mở ra một con đường giáo lý, con đường giác ngộ gọi là
đạo Phật. Chánh pháp là những giáo lý chân chánh làm cho con người bỏ
khổ, trừ mê và cuối cùng thành tựu giác ngộ. Nhưng sau khi Phật nhập Niết Bàn thì
chánh pháp sẽ ra sao?
Vì vậy Phật nói:
Hạnh phúc
thay Tăng già hòa hiệp Tức là
những đòan thể, những vị tu hành đã thệ nguyện đi theo con đường của đức Phật
và tập sống giống như đức Phật để hướng dẫn giáo lý của Phật cho tất cả chúng
sanh, gọi là Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di, trở thành người Phật tử chân chánh.
Điều quan trọng sau cùng Phật gởi đến chúng ta là:
Hạnh phúc
thay tứ chúng đồng tu tức là mọi
người cùng tu để giải thoát những khổ đau, giải trừ những tham vọng, những si
mê trong cuộc đời thống khổ này. Tứ chúng gồm có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu
Bà Tắc và Ưu Bà Di, cận sự nam và cận sự nữ. Tứ chúng xây dựng đạo Phật để đi vào
cuộc đời cho nên Phật nói đó là niềm hạnh phúc. Niềm hân hoan chúng ta đón nhận trong ngày Phật Đản Nhớ
tưởng một cách chân chánh đến đức Phật không có gì hơn là sống thánh thiện và
noi theo nhân cách của đức Phật để trở thành một người con Phật xứng đáng.

_Ngày nay, dù hơn 25 thế kỷ
đã trôi qua với bao biến đổi thăng trầm của thời cuộc, dù cả nhân loại đang tận
hưởng nền văn minh vật chất của sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, dù thế giới có
biết đến Ngài là một đức Phật lịch sử, một nhân vật có thật; nhưng hình tượng
một bậc siêu nhân mang tính huyền thoại nơi Ngài vẫn còn in đậm trong lòng
những người con Phật.
-Truyền
thống kinh Bắc tạng cho rằng Thái tử sanh ra từ bên hông hữu của Hoàng hậu.Và
Ngài cũng bước bảy bước, tay chỉ trời, tay chỉ đất mà nói rằng: “ trên trời và
dưới đất chỉ có Ta là hơn cả.” Bấy giờ, một hào quang kỳ diệu … chiếu khắp mười
nghìn thế giới, các thế giới đều chấn động, rung động.
Và với hình ảnh một đức Phật
lung linh huyền thoại như kinh văn miêu tả đó đã ít nhiều để lại trong lòng hàng
Phật tử một niềm tin sâu xa. Điều nầy cũng không khó hiểu. Bởi lẽ, bất cứ một
Tôn giáo nào, vị giáo chủ cũng được “thần thánh hoá”, được tôn thờ như một thần
linh ban ơn giáng phước cho trần thế, cho người cầu khẩn. Đức Phật của chúng ta
cũng không ngoài thông lệ ấy.
Tuy nhiên, yếu tố huyền sử
của đức Phật đản sinh đã xuất phát từ trong hiện thực mà cuộc đời Ngài là một
minh chứng. Từ khi sinh ra, lớn lên, xuất gia, tu học và thành đạo cho tới khi
Niết Bàn, mỗi bước chân của người là sự hóa hiện bi nguyện độ sanh, mang tình
thương, an vui, hạnh phúc đến cho muôn loài.
Là Phật tử, chúng ta phải
hiểu chính xác về cuộc đời Ngài để không mang tội huỷ báng. Như trong một bài
kinh đức Phật có nói rằng những ai tin mà không hiểu Ngài tức là huỷ báng Ngài.
Thật vậy, nói về đức Phật,
nếu ta chỉ dựa trên quan điểm lịch sử hay tin suông theo huyền thoại thì chưa
đủ. Ta phải kết hợp giữa đức Phật lịch sử và đức Phật huyền thoại thì mới có
thể khắc hoạ được một cách hoàn mỹ chân dung con người siêu việt ấy.
Lịch sử đã ghi nhận sự hiện
hữu của đức Phật trên thế gian nầy cách nay hơn 25 thế kỷ: Đó là một nhân vật
có thật trong lịch sử nhân loại.
_Năm 1986 nhà khảo cổ người
Anh Cuningham đã khai quật được một
trụ đá trong số 4 trụ đá do vua A Dục chôn để ghi lại nơi chốn đã gắng liền với
lịch sử của đức Phật, thường gọi là Tứ Động Tâm. Trên trụ đá có khắc năm dòng
chữ:
- Năm Thiện Ái Thiện Kiến thứ 25 vua A Dục đích thân đến đây chiêm
bái.
- Đức Phật Đà, dòng họ Thích Ca đi xuất gia, Đản sinh nơi đây.
- Vua sắc dựng thanh trụ để kỉ niệm nơi Ngài đản sinh.
- Thôn Lâm-tỳ-ni, nơi Phật đản sinh được miễn thuế.
- Đó là hồng ân Phật đối với nơi Ngài đản sinh.
Y cứ vào trụ đá được khai quật,
Tây phương xoá bỏ quan niệm cho rằng đức Phật là nhân vật huyền thoại và chấp
nhận là một nhân vật lịch sử, vì theo Tây phương, trụ đá đó chính là bản khai
sinh của đức Phật.
Chúng ta cũng biết, ở các
nước Đông phương, sự ra đời của các bậc Thánh nhân bao giờ cũng được thần thánh
hóa bằng những huyền thoại.
…Như bà Nhan Thị (mẹ Khổng Tử), sau khi đến núi Ni sơn cầu tự về thì đêm
hôm đó nằm mộng thấy Hắc Đế bảo rằng bà sẽ sanh được Thánh tử và phải vào trong
hang núi Không Tang để sanh. Khi tỉnh dậy thì bà biết mình có thai.
Lần khác, đang lúc bà mơ mơ
màng màng như người chiêm bao thì chợt thấy có một ông già đến đứng ở trước
sân, tự xưng là Ngũ Tinh, dắt theo 1 con thú giống như con trâu con mà lại có 1
sừng, mình có vằn. Con thú thấy bà liền nằm phục xuống và nhả ra 1 cái ngọc
xích. Hôm sau hỏi lại chồng thì mới biết đó là con Kỳ Lân. Kỳ Lân xuất hiện,
theo sự tin tưởng của người Trung Hoa thời xưa là điềm báo trước có bậc Thánh
nhân ra đời.
Khi sinh Khổng Tử thì có hai
con rồng xanh từ trên trời bay xuống nằm phục ở hai bên sườn núi và có 2 vị
Thần Nữ đem nước hương lộ đến gội đầu cho bà Nhan Thị. Gội xong thì biến đi.
Khi bà lâm sản, bổng thấy trong hang đá có 1 suối nước nóng chảy ra để bà tắm,
tắm xong thì suối cạn ngay.
-Ở Việt Nam thì có bà Ngô Thị Ngọc Dao khi mang thai vua Lê
Thánh Tông cũng đã nằm mơ thấy trời sai tiên đồng giáng trần..v.v.
Thế nên, sự ra đời của một
bậc siêu phàm như Đức Phật dẫu có thần thánh hóa cũng là điều tất nhiên và dễ
hiểu.
-Truyền thuyết kể rằng Hoàng
hậu Ma Da chiêm bao thấy voi trắng sáu ngà từ trên không trung xuống và ẩn vào
bên hông bên phải ; sau đó bà thọ thai. Voi trắng 6 ngà là một biểu tượng của
Bồ tát với hạnh nguyện cứu đời. Voi tượng trưng cho sức mạnh, một sự hùng dũng
luôn hướng về phía trước. Sáu ngà biểu đạt hình tượng Bồ tát thành tựu Lục độ
Ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ).
Và Thái tử cũng được sinh ra
từ bên hông bên phải. Điều nầy cũng không khó hiểu đối với người Ấn vốn xem bên
phải là thiêng liêng, mầu nhiệm. Bằng chứng là họ luôn đặt hình tượng tôn kính
về phía bên phải. Như vậy, bên phải biểu tượng cho sự tốt đẹp thuận chiều; tức
là thuận chiều Niết Bàn và nghịch chiều sinh tử. Thái tử (hiện thân của Bồ-tát)
là một bậc siêu phàm, thân tâm thuần khiết, sạch trong, “cư trần bất nhiễm
trần”, không bị cuốn hút bởi dòng xoáy của luân hồi sinh tử. Trái lại, Ngài đã
vượt thoát mọi khổ đau ràng buộc của dục trần và đem chân lý giác ngộ giải
thoát độ người cùng vượt thoát.
-Thái Tử sanh ra từ hông hữu
cũng có nghĩa là Thái Tử bước ra khỏi phạm trù đối đãi nhị nguyên “phải – trái,
tốt – xấu, thương – ghét…” mà từ vô thỉ kiếp chúng sanh đã chấp chặt.
Còn việc Thái Tử sanh bằng
đường hông thì cũng có những suy luận như vầy: Có thể là do Hoàng hậu cận ngày
sanh nở mà đi lại nhiều (xa giá từ hoàng cung tới vườn Lâm Tỳ Ni bằng xe bò hay
xe ngựa cọc cạch lắc lư trên những con đường đất bụi nóng bức) làm ảnh hưởng
đến thai nhi ? Rồi khi Bà với tay cao (định hái hoa Vô Ưu) làm động bào thai
(?) Và cũng có thể vì Hoàng hậu lớn tuổi mới có mang (trên 40 tuổi mới thọ
thai) nên sanh nở khó, phải nhờ đến sự phẩu thuật ?
Thái tử vừa sinh ra liền
bước đi bảy bước trên bảy hoa sen “bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc”, mà không
cần người nâng dắt.
- Tại sao chỉ là bảy bước mà
không phải con số nào khác hơn như năm bước, sáu bước hay tám bước chẳng hạn?
Về điều nầy thì cũng có nhiều bản kinh viết, tuy có khác đôi chút nhưng con số
7 vẫn là thuyết chung. Có rất nhiều người giải thích khác nhau nhưng vẫn cùng
chung ý nghĩa: Con số 7 là con số tốt lành giống như người Trung Hoa xem con số
9 là con số kiết tường vậy.
Số 7 là “con số huyền học
Đông phương” mà người Ấn rất xem trọng.
- Có người giải thích Thái
tử đi bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước là
Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm
Mâu Ni, Phật Ca Diếp và tới ngài là Phật Thích Ca.
-Hoặc theo tư tưởng Hoa
Nghiêm, toàn thể vũ trụ không ngoài con số 7: Trên, dưới, trong, ngoài, phải,
trái và chính giữa. Từ vật nhỏ như vi trần đến vật lớn như núi Tu Di, tất cả
đều không ngoài con số 7.
-Hoặc bảy bước tượng trưng
cho ba yếu tố (quá khứ - hiện tại- vị lai) và bốn chiều không gian (Đông- Tây-
Nam- Bắc).
Hoặc bảy bước chỉ cho:
-Thất đại: Địa đại (đất),
thuỷ đại (nước), phong đại (gió), hoả đại (lửa), hư không đại, kiến đại và thức
đại.
-Thất Bồ Đề Phần (Trạch pháp,
tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).
Ø Không
riêng gì Ấn Độ, con số 7 từ bao đời đã là con số thiêng liêng gắn liền với tư tưởng văn hóa của loài người
như:
- Mỗi tuần gồm có 7 ngày.
- Kinh Thánh Thiên Chúa giáo cho rằng Thượng đế sinh ra vũ trụ trong
7 ngày.
- Đời Chu–Tần ở Trung Quốc có 7 vị hiền triết là Khổng Tử, Lão Tử,
Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Mặc Tử và Hàn Phi Tử.
- Trong nhạc lý có 7 âm bậc là: Do, Re, Mi, Fa,
Sol, La, Si.
- Thất ngôn của thơ Đường.
- Thất diện (7 tinh tú của thiên văn học) là:
Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương
tinh
- Thất tịch (mùng 7 tháng 7).
-Về hình ảnh bảy hoa sen
dưới gót chân Ngài thì có người nói là biểu trưng cho sự thành Phật của bảy
hàng đệ tử Phật gồm: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni, Thức Xoa ma na, Ưu
bà tắc và Ưu bà di.
Tất cả các hình tượng Phật,
Bồ Tát đều đứng trên hoa sen vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa
khác không có: Mọc ở bùn mà không nhiễm bùn, hoa trái kết cùng một lượt, ong
bướm không đến hút mật, các thiếu nữ không lấy cài tóc, hoa nở trước bình minh.
-Hoa sen không những là một
loài hoa tinh khiết (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), mà còn có một số phẩm
chất như hương (thơm), tinh (sạch), nhu nhuyến (mềm mại) và đáng yêu. Đó cũng
chính là hình ảnh đẹp của Đức Phật, sinh ra trong đời, lớn lên trong đời mà
không nhiễm mùi đời, sống trong trần mà không nhiễm trước. Là biểu tượng cho
tinh thần nhập thế của Phật giáo mà phương ngữ thường dùng là “Phật pháp bất ly
thế gian giác”, “cư trần bất nhiễm trần” như hoa sen mọc trong bùn mà vẫn nở
hoa thơm.
-Thái tử đứng vững trên đoá
sen, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, nói rằng: “Trên trời, dưới trời chỉ có
Ta là tôn quý.”
“Thiên
thượng thiên hạ
Duy
ngã độc tôn
Vô
lượng sanh tử
Ư
kim tận hỉ.”
-Thoáng nghe qua chúng ta dễ
dàng cho là đức Phật tự cao tự đại! Bởi vì chúng ta cho rằng cái Ta này là cái
Ta của Thái tử Tất-Đạt-Đa, một cái “Ta-Ngã” sinh diệt như trăm ngàn cái Ta của
chúng sanh khác… Nếu hiểu như vậy thì giải thích thế nào đây với câu nói khiêm
hạ bất hủ của đức Phật: “Suốt 45 năm (hay 49 năm) thuyết pháp ta không nói một
lời” ?
-Hay nếu nói cái Ta đó là
cái Ta của thân ngũ uẩn “duyên sanh giả hiệp”, là cái Ta của 32 tướng tốt và 80
vẻ đẹp thì trái với qui luật vô thường và giáo lý vô ngã của đạo Phật, “Phàm sở
hữa tướng giai thị hư vọng”.(kinh Kim Cang). Sự thật cuộc đời hễ hữu hình thì
hữu hoại, không một chúng sanh nào thoát khỏi sự khổ não của sanh già bệnh
chết. Cho nên, cái Ta ở đây chắc chắn không phải là cái Ta của sanh diệt mà là
cái “Ta chân thật”. Đó chính là Chơn ngã, Chơn tâm, Phật tánh, là bản tâm thanh
tịnh, là Tâm Viên giác, là Phật tri kiến, Nó không có hình tướng nên không bị
huỷ diệt. Nó trùm khắp cả không gian và thời gian.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn,
phẩm Như Lai Tánh, đức Phật dạy: “Ngã tức là nghĩa Như Lai Tạng. Tất cả chúng
sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ đời nào
tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận
thấy được”. Cái ngã này tất cả chúng sanh đều có, không ai hơn không ai kém.
Nhưng vì chúng ta đã bỏ quên, chưa nhận ra được nó nên cứ mãi trôi lăn trong
sanh tử luân hồi. Ví như gã cùng tử có hạt châu trong chéo áo mà không hay biết
nên cứ mãi lang thang nghèo khổ.
Và đức Phật đã chỉ cho chúng
ta nhận ra cái “Ta” cao quý đó qua quá trình tự thân tu tập, hành trì, chứng
ngộ và thành tựu trí tuệ vô thượng, giải thoát Niết Bàn của Ngài. Cùng với lời
tuyên bố “ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” vì “tất cả chúng
sanh đều có Phật tánh”, có một không hai trong lịch sử nhân loại.
Như
vậy, câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” không phải chỉ cho cá nhân
đức Phật, không phải chỉ cho cái Ngã sinh diệt mà chính là cái Chơn Ngã chẳng
hề sanh, chẳng hề diệt mà ai ai cũng có. Cái Ngã đó mới thật là cái “Ta tôn
quí”.
-Cái
ta mà đức phật muốn nói đến là cái tự ngã của ta: vợ con của ta,quốc thành thê
tử của ta.vvv.
Ai
lo con vào đại học vvv
Câu
chuyện mẹ chồng nàng dâu ở Hàn Quốc…. có cô gái về làm dâu….mới cưới thì rất là
tốt người ta thường nói” thương chồng mới nể mụ gia. Chứ tôi với mẹ có bà con
chi”vì thương chồng nên tôi nể chư mẹ chồng con dâu không dính dáng không máu
huyết gì hết. mẹ chồng hành hạ con dâu. Sáng nào cũng có kịch .. lâu thành kịch
tính.. ngày xưa ở việt nam làm dâu rất khổ. Cô dâu không chịu nổi đi tìm đến
tịm thuốc bắc mua thuốc độc về cho mẹ uống cho chết. thầy thuốc hỏi: thuốc rất
độc nên trước khi đưa thầy thuốc hỏi tại sao? Thì cô nói tôi sẻ chết vì mẹ
chồng nhưng rất thương chồng mà chồng lại thương mẹ chồng. thuốc bỏ uống sáu
tháng uống từ từ. cô phải tỏ thái độ tốt hiếu,ăn nói nhẫn nhục không cải lại ít
nhất sáu tháng thì sau sáu tháng mẹ chết mọi người không nghĩ mình giết. về cô
đổi thái độ sau ba tháng bà mẹ thành người dể thượng,mẹ chồng thương hơn con
trai. Biết lo đấm bóp xoa dầu. cô con dâu này thấy mẹ dể thương ko muốn giết
nữa. nên cô dâu đi cầu cứu thầy cứu lại mẹ mình thầy kêu không được nên cô đòi
chết. thầy giải thích. Thuốc độc là độc tố trong tâm cô. Nay đã được giải.
thuốc mẹ uống là thuốc bổ cô đừng lo. Cúi cùng mẹ con hp nhưng hanh phúc nhất
là người chồng. mẹ cứ áp đặt theo mình
là đúng
Bản
ngả của mình làm cho mình khổ. Cho mình dúng người khác sai.hai chữ ngã của làm
cho ta khổ.
Con
cái chạm tự ngã nện tự vẫn
Vợ
chồng xa cách li dị cũng vì chạm đến tự ngã..
Câu
chuyện vua ở Ấn Độ… Pasennadi và hoàng hậu Malika cai trị vương quốc Kosala..
_Đức Phật của lịch sử là một người có thật đã sinh ra tại Ấn Độ
cách nay 2626 năm tên là Sĩ Đạt Tha con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da của
giòng họ Sakya tức là Thích Ca. Khi lớn lên, ngài có vợ tên là Da Du Đà
La và con trai là La Hầu La. Đây là một lịch sử rất bình thường nhưng cái
phi thường trong con người đó là sau khi có gia đình, nhận thức chân chánh và
sâu sắc được tất cả cái khổ của cuộc đời qua “sinh, lão, bệnh, tử” khổ, “ái, biệt,
ly” khổ, “thù, ghét, gặp gỡ” khổ, “thân, thể bại hoại” khổ, “cầu, muốn mà không
được” khổ.
-Nhân duyên là ngài dạo bốn của thành. để rồi cuối cùng ngài đã từ
bỏ cuộc sống của hương vị, của giàu sang, những luyến ái, thương yêu, khát vọng
của chúng sanh để đi vào rừng già mà chịu 6 năm khổ hạnh, 5 năm tìm đạo và đã
tìm ra con đường chân lý.
Trong suốt 5nam tìm đạo 6 năm khổ hạnh người đã vay nước mắt của
cha mẹ
-Mỗi chúng ta cũng đã từng vay nước mắt của người thân.
Chân lý đây không phải là
những gì kỳ tuyệt mà chỉ là sự thật của cuộc đời có nghĩa là tất cả những khổ
đau, những chấp thủ trong thế giới là ngã và ngã sở hữu. Vì vậy chúng ta
lăn lộn trong nhiều kiếp luân hồi và chịu vô lượng khổ đau. Sau 49 ngày
ngồi duới cội cây Tất Bát La (sau gọi là cội Bồ Đề hoặc Bodhi), ngài đạt giác
ngộ và thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni (trước khi giác ngộ chỉ là giòng họ
Thích Ca hoặc Gotama). Như vậy, cái thành Phật của ngài là để chúng ta thấy
rằng đức Phật cũng là một con người giống như chúng ta. Do đó khi thành
Phật, ngài nói rằng:
- “Bây giờ ta đã thấy rõ người làm nhà, thấy rõ cái con người
mà ta đã từng sanh tử luân hồi qua bao nhiêu kiếp cho nên cái người thợ làm nhà
[những ham muốn, chấp thủ] không còn làm nhà được nữa vì tất cả những
kèo cột đều gẫy hết cho nên hôm nay ta đã chiến thắng được ngươi. Chỉ có
chiến thắng được mình thì đó mới là chiến công oanh liệt nhất.” Chúng
ta nghe thì thấy là đơn giản nhưng cái công trình để tìm ra con đường của giác
ngộ, cái sự hy sinh, lòng từ bi vô lượng của đức Phật khi vào đời rất là lớn và
không thể diễn tả được vì không có ngôn ngữ nào để nói lên được sự cảm niệm cái
công ơn sâu dầy của một người đã khai sinh ra một giáo lý mà có thể làm giác
ngộ được toàn thể nhân loại.
Sau khi ngài thành Phật, ngài đã tuyên bố rằng:
“Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” để nói là chúng
ta đi trong luân hồi mà bất cứ lúc nào chúng ta giác ngộ và chấm dứt luân hồi
thì chúng ta cũng sẽ thành Phật như ngài, giải thoát khổ đau như ngài
vậy. Do đó chúng ta phải sách tấn tu hành và đừng nên coi thường cái khả
năng giác ngộ của chúng ta ngay trong cái thế giới ngũ trược này (ngũ [5] trược
[nhơ bẩn] là ác trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược và mạng
trược). Phật nói rằng: “Bởi vì chúng ta tự ti, mặc cảm, cứ nghĩ rằng
chúng ta là chúng sanh nhưng nếu chúng ta thử buông xả hết những tham chấp của
cá nhân, thương yêu hết mọi người, tha thứ và gần gủi mọi người thì chúng ta sẽ
từ từ trở thành cao thượng.”
Có người hỏi là làm sao tìm ra được người đắc đạo trong ngày
nay? Thật ra, người đắc đạo không phải là người thị hiện thần
thông. Đức Phật đã nói là ngài biết thần thông nhưng không muốn biểu diễn
để cho người sợ hải hoặc tin theo. Phật không huyền bí như chúng ta tưởng
mà là một người rất bình thường.
Cái quan trọng của người học Phật là chất bình an, không có sự
chấp thủ cá nhân và không có sự tham muốn cá nhân. Cho nên ngày nào chúng
ta còn tham muốn, còn phân biệt, còn đối xử nhiều thì ngày đó chúng ta còn cách
xa Phật mặc dù trong chúng ta có đầy đủ Phật chất. Phật nói rằng: “Như
Lai ra đời với một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ, nhập Phật tri
kiến” nghĩa là ngài ra đời để khai mở cho mọi người thấy được rằng ai cũng
có những của báu và hãy xử dụng những của báu đó đúng với khả năng của nó.
Khi người ta hỏi về nguyên
tắc của đạo Phật là gì thì các vị Tổ hoặc Thánh nhân trả lời rằng: “Chư ác
mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo” tức là
tất cả giáo lý đạo Phật chỉ gồm trong ba điều là đừng làm ác, cố gắng làm lành,
tự thanh tịnh hoặc thanh lọc chính mình và đó là lời chư Phật dạy.
Chư Phật gồm có Phật của quá khứ, Phật của hiện tại và Phật của
tương lai. Khi không làm các điều ác thì chúng ta đã thiện rồi nhưng đây
chỉ là phần thiện của tiêu cực, trong khi câu thứ hai “chúng thiện phụng hành”
là phần thiện tích cực tức là chẳng những không làm điều ác mà những việc thiện
dù nhỏ cũng không bỏ. Thí dụ như nhặt gai hoặc mảnh sành để người khác
không đạp lên gọi là chúng thiện phụng hành trong khi không quăng gai ra đường
là không làm ác nhưng điều thiện thì chưa làm.
Khi hiểu rõ thì chúng ta thấy rằng đạo Phật rất là tích cực.
Cũng như đức Phật nói rằng cuộc đời là khổ đau không có nghĩa là bi quan, yếm
thế mà cốt là cho thấy rằng chúng ta không nên tham đắm, say mê cuộc đời này để
rồi tạo nên những khổ đau cho người khác mà phải luôn tỉnh giác để thấy cuộc
đời này là vô thường, khổ đau, vô ngã và do đó phải “chúng thiện phụng hành” để
làm tốt đẹp cho người xung quanh. Sau khi bỏ ác, làm thiện, chúng ta phải
thanh lọc ý của mình có nghĩa là phải sám hối để lục căn được thanh tịnh.
·Trước
khi nhập Niết Bàn, Phật nói rằng: “Tất cả các đệ tử của ta đời nay và đời
sau chỉ nhớ một điều là hãy luôn luôn tinh tấn để giác ngộ giải thoát, hãy làm
như một con tuấn mã chạy ra khỏi những ý hèn của mình...Nếu các Phật tử cung
kính Phật thì nên nhớ là cung kính không bằng gì là phụng mạng. Này các
ngươi, đừng nghe theo dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi sự vật ở đời không có gì
là quí giá, thân thể rồi sẽ rã tan. Chỉ có chân lý của ta nói là bất di, bất
dịch. Cái đó làm cho các ngươi tự giải thoát khỏi khổ đau. Cho nên, này các
ngươi, hãy tinh tấn lên, hãy tự nương tựa chính mình, đừng nương tựa ở một ai
khác.”

-Trong ngày
Phật Đản, chúng ta chỉ có sắm hương, hoa, quả thôi thì chưa làm tròn bổn phận. Chúng ta còn phải tưởng niệm đến công ơn của Phật, còn phải tự xét
mình đã xứng đáng làm người Phật tử chưa, đã tiến bộ hơn trước chưa và chỉ khi
nào con người chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn thì mới là đã và đang cúng
dường Phật một cách cao thượng.
- Chúng ta về chùa để cảm nhận cái tình
cảm thân thiết của con người, cái tình thương bình đẳng của đức Phật đến với
tất cả muôn loài.
Chùa là bóng mát quê hương
Là nơi chan chứa tình thương đậm
đà
hay là:
Mỗi người, mỗi nước, mỗi non
Bước vào cửa đạo như con một nhà
-Không phải
chỉ riêng ngày Phật Đản mà là bất cứ ngày nào trong đời, chúng ta nên mang Phật
chất vào đời bằng cách sống vị tha, nhân ngã và phải biết rằng thế giới này chỉ
là tạm bợ mà thôi. Do
đó chúng ta phải trồng hạt giống tốt để dù cho có đi đến thế giới nào đi nữa
hoặc trở lại cõi này, cuộc sống của chúng ta cũng vẫn luôn cao thượng và tốt
đẹp hơn. Nói một cách khác, chúng ta phải làm sao để lúc nào cũng thấy
Phật, thấy pháp, nghe Kinh thì như vậy là chúng ta
đem đạo Phật vào đời.
Đức
Phật nhập Niết Bàn 2546 năm và Phật đản sinh 2626 năm nhưng cái hương vị ngài
trao truyền cho tất cả đều bình đẳng như nhau. Nếu như chúng ta nhớ tưởng, tôn kính đến
đức Phật thì chúng ta cảm nhận được cái hạnh phúc được làm đệ tử của ngài. Chúng ta hãy phát nguyện tự tìm về chính mình, tự giác ngộ, tự tìm
Phật chất của chính mình, và trong những thời gian nào của riêng mình thì chúng
ta hãy tự tịnh kỳ ý.
Như vậy là chúng ta đã
vâng lời dạy của chư Phật và đã cúng dường chư Phật. Ý nghĩa quan trọng nhất trong
ngày Phật Đản là “ngày Đản Sanh (ngày rằm tháng Tư) của đức Phật Thích Ca Mâu
Ni không có ý nghĩa bất diệt, bất tử của nó, nhưng chính những gì Phật làm cho
thế gian này sau khi ngài sanh ra làm cho ngày Đản Sanh trở nên bất diệt.”